Thú vật có bị nhột (buồn cười) khi bị chọc lét (cù) hay không?

Năm 1897, các nhà tâm lý học đã chia cảm giác bị nhột (buồn cười) ra làm hai loại. Knismesis (không có từ tiếng Việt tương đương?) dùng để chỉ cảm giác nhẹ sượt qua da. Tác động này có thể sẽ không nhất thiết làm bạn cười lớn và thường chỉ làm bạn cảm thấy giật mình một cách nhẹ nhàng. Knismesis thường gây ra bởi tác động của các loài thú vật và côn trùng tới da.


Emperor


Trong khi đó, gargalesis là loại cảm giác nhột khác khiến cho bạn có thể cười lớn nếu bị tác động tới các vùng nhạy cảm như gan bàn chân, nách … Gargalesis chỉ tồn tại ở một nhóm động vật rất bé như người, tinh tinh … Trong nhóm này, ngạc nhiên nhất là có cả … chuột. Các nhà sinh vật học cho rằng cảm giác này chỉ có đối với những loài động vật sống tương đối bầy đàn (và đặc biệt phát triển lên thành xã hội như loài người). Cảm giác này cũng có thể được tạo ra để bảo vệ các vùng xung yếu của cơ thể như bụng, gan bàn chân, nách …


Ngay kể cả việc chuột có khả năng cười cũng chỉ mới được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Jaak Panksepp ở trường Đại học bang Washington do ‘tiếng cười’ của chuột không giống với tiếng cười của người hay tinh tinh mà là các sóng siêu âm. Jaak cũng chỉ ra rằng việc cù các chú chuột sẽ giúp cho việc gắn kết được tốt hơn : các chú chuột bị cù có thể nhận biết được các bàn tay cù chúng trước đó và sẽ có xu hướng tìm tới những bàn tay này.


Cho tới giờ, việc có bao nhiêu loài động vật có thể cười được và chúng cười như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn chưa thực sự được giải đáp đối với các nhà khoa học. Thậm chí, một số nhà khoa học đã sử dụng các tư liệu trên Youtube để tìm hiểu về những khoảnh khắc sảng khoái của các loài động vật khác nhau xem chúng có cười hay không nhưng cũng chưa đạt được thành tựu nào rõ ràng.


(pix courtesy of Olduser – Under Creative Commons License)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét